05/09/2016
Quy trình thi công sơn epoxy hệ lăn
Quy Trình Thi Công Sơn Epoxy ( Hệ Lăn)
Lời đầu tiên CÔNG TY TNHH LƯU GIA ĐỨC xin gởi lời chào trân trọng nhất đến quý khách hàng.
Chúng tôi vừa là nhà cung cấp nguyên liệu sơn, vừa là đơn vị chịu trách nhiệm thi công tất cả các công trình có liên quan đến sơn phủ sàn.Đặc biệt, nguồn nguyên liệu sử dụng: Nguyên liệu cao cấp của Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Dubai, Anh, Nauy, Thuỵ Sĩ.....
Sau đây là những bước của quy trình thi công sơn phủ sàn công nghiệp Epoxy thể dung môi:
Tên sản phẩm : SƠN PHỦ SÀN CÔNG NGHIỆP EPOXY THỂ DUNG MÔI (EPOXY SOLVENT)
I- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SƠN PHỦ SÀN CÔNG NGHIỆP EPOXY THỂ DUNG MÔI
1) Mô tả & đặc trưng:
Sơn phủ sàn công nghiệp Epoxy thể dung môi (gốc dầu) là loại sơn được tạo thành bởi hai thành phần, đó là hạt nhựa cao phân tử rắn và hạt nhựa Epoxy. Nó còn là hạt chất phủ có tính cấu thành tốt, bền, dẻo dai, độ mài mòn cao, tính hóa học mạnh và độ bám ưu việt.
2) Ưu điểm & ứng dụng:
* Ưu điểm:
- Kháng hóa chất và cơ học.
- Kết dính tốt với bề mặt bê tông.
- Kháng nước và dầu tốt.
- Kinh tế cao.
- Có thể phủ tiếp các lớp nhựa Epoxy sau 24 giờ.
- Thi công nhanh.
* Ứng dụng:
Dùng để tạo tính thẩm mỹ và bảo hộ nền nhà xi măng cho nhà xưởng, kho bãi, sàn tầng hầm, trạm xăng dầu,….
- Sàn công nghiệp vừa và nặng
- Kho hàng và các khoan lắp ráp….
II- CÁC BƯỚC CẦN KIỂM TRA TRƯỚC VÀ SAU KHI SƠN
1) Kiểm tra điều kiện về môi trường.
- Nhiệt độ không khí < 50 oC.
- Độ ẩm không khí < 80 %.
- Độ ẩm bề mặt < 5 % hoặc phụ thuộc vào thông số kỹ thuật của từng loại sơn.
2) Kiểm tra bề mặt trước khi sơn.
- Kiểm tra điều kiện chống thấm của sàn bê tông
- Kiểm tra điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm bề mặt
- Kiểm tra điều kiện về bụi bẩn, hóa chất, độ nhám bề mặt.
- Chuẩn bị kỹ dụng cụ thi công.
III- AN TOÀN CHO THI CÔNG :
1) Nên mặc đồ bảo hộ (găng tay và mắt kính) trong khi thi công để giảm tối thiểu tiếp xúc với da.
2) Ngoài các quy định chung tại các phòng kín, hố thang máy, tầng hầm cần được thông khí đầy đủ. Tránh tia lửa trần kể cả tia lửa hàn.
3) Ở trạng thái lỏng, chưa đông dung dịch có thể làm ô nhiễm nước, do đó không được đổ xuống cống rãnh, nguồn nước hoặc đất.
IV- QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN
A- KHÁI QUÁT:
1) Dụng cụ và vật tư thi công
- Máy mài cầm tay, dây điện
- Máy hút bụi, máy mài hợp kim.
- Giầy đinh chuyên dụng, bàn cào răng chuyên dụng, bay thép,…
- Cọ, ru lô, dao trét, súng phun
- Cân định lượng.
- Các dụng cụ cần thiết phục vụ thi công khác ….
2) Sơ đồ thi công
- Xử lý bề mặt bê tông sàn
- Lớp sơn lót EP 118 kết nối
- Lớp sơn đệm giữa ET 5660 cường độ cao
- Lớp sơn phủ màu hoàn thiện, ET 5660 tính thẩm mĩ cao.
- Tỉ lệ pha trộn : 10 %
B- CÁC BƯỚC THI CÔNG SƠN:
01 lớp Primer + 01 lớp sơn phủ Epoxy + 01 lớp sơn hoàn thiện (Top Coat) |
-
Xử lý bề mặt nền (bằng máy mài):
- Điều quan trọng nhất khi thi công là phải kiểm tra kỹ trạng thái của bề mặt nền nhà xưởng (chẳng hạn như độ căng của bề mặt nền nhà, nền nhà có bị thấm nước ẩm ướt hay không, ngấm dầu, hay bụi hay không, kiểm tra kỹ xem có tiếp xúc điện hay không,…)
- Làm nhẵn sạch mặt nền trước khi sơn.
- Nhiệt độ tối thiểu của nền là +10oC.
- Trước khi thi công, bê tông phải đạt từ 15 đến 28 ngày tuổi, độ ẩm tối đa không quá 5% (Công ty Lưu Gia Đức sẽ đo độ ẩm chính xác trước khi tiến hành thi công, vì thế nếu bề mặt nền chưa xử lý chống thấm, Quý Công ty vui lòng báo cho Công ty biết trước khi sơn để tránh rủi ro, thiệt hại xảy ra không biết quy trách nhiệm về bên nào. Trường hợp Công ty không nắm bắt chính xác thông tin dẫn đến dùng không đúng loại sơn gây ra những sự cố sau nay như bong tróc, không giữ được độ mịn và độ bóng cho bề mặt sau khi sơn,…Trong trường hợp bề mặt nền chưa chống thấm thì công ty chúng tôi sẽ có trách nhiệm xử lý chống thấm cho Quý Công ty trước khi sơn nếu Qúy Công Ty có nhu cầu giao cho Gia Đức chống thấm.)
2) Vệ sinh, hút bụi, tạo nhám bề mặt sàn (nếu cần): Loại bỏ những tạp chất, vết bẩn, mảng bám, vụn dầu mỡ,…còn bám trên bề mặt, làm cho bề mặt không còn chút bụi, và sạch sẽ và tạo nhám trên bề mặt lớp sơn cũ. Nếu xử lý bề mặt nền không tốt thì kết quả thi công sẽ kém chất lượng và kết quả nghiệm thu không như mong muốn.
3) Sơn lót kết nối (Primer): dùng cọ lăn hoặc súng (phun) lớp sơn lót kết nối (có tên gọi Primer là một loại keo kết dính giữa bề mặt bê tông và lớp sơn phủ). Lớp keo kết dính này phải được lăn hoặc (phun) một lượng vừa đủ đảm bảo độ bám dính chắc chắn cho lớp phủ không bị bong tróc. Trong quá trình lớp lót (Primer) khô, tránh để bụi bẩn bay vào dính trên bề mặt lớp lót ,nó sẽ ảnh hưởng đến độ bám dính của lớp phủ sau này, và rất dễ bong tróc.
4) Thời gian chờ: Thời gian chờ lớp lót thật khô trong khoảng 4 giờ (còn tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường).
5) Lăn lớp sơn đệm giữa: Lăn lớp đệm cường độ cao bằng con lăn sơn (hay còn gọi là lớp sơn phủ). Đợi cho bề mặt nền khô.
6) Lăn lớp sơn phủ hoàn thiện: lớp sơn phủ hoàn thiện làm bóng nhẵn bề mặt nền (lớp này ta dùng con lăn để hoàn thiện). Đợi lớp sơn phủ hoàn toàn khô đúng thời gian quy định là công trình có thể đưa vào sử dụng ngay.
Lưu ý : Trước khi đổ lớp sơn hoàn thiện chúng ta cần phải kiểm tra bề mặt như :
+ Kiểm tra độ mịn, độ bóng của màng sơn.
+ Kiểm tra độ đồng đều của màu sắc..
+ Sữa chữa những khiếm khuyết còn sót lại.
7) Tổng vệ sinh: Khu vực thi công sẽ được làm sạch hoàn thiện trước khi bàn giao.
C- THI CÔNG SƠN:
- Thi công sơn bằng phương pháp thích hợp với từng hệ thống sơn
- Sửa các lỗi nhỏ trong quá trình thi công sơn.
- Đảm bảo thời gian khô phù hợp với từng loại sơn
D- THỜI GIAN CHO PHÉP THI CÔNG :
LGĐ- EPOXY SOLVENT |
|
|
|
|
|
|
E- THỜI GIAN CHỜ :
|
|
|
|
1)- Thời gian chờ giữa các lớpTối thiểuTối đa |
24 giờ03 ngày |
8 giờ02 ngày |
5 giờ24 giờ |
2)- Có thể đi bộ được |
03 ngày |
24 giờ |
18 giờ |
3)- Chịu tải nhiệt |
06 ngày |
04 ngày |
02 ngày |
4)- Chịu tải hoàn toàn |
10 ngày |
07 ngày |
05 ngày |
TÓM LƯỢT :
1)- Thời hạn bảo hành của loại sơn phủ sàn công nghiệp thể dung môi là 24 tháng
2)- Độ dày sơn tối thiểu là 0.025mm.
V- NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH
-
Lưu ý :
Viết bình luận