Thi Công Sơn Phủ Epoxy ( hệ lăn )

Sơn Epoxy lăn dùng để sơn trang trí và bảo vệ thiết bị máy móc, cấu kiện nhà xưởng , tàu biển , nền  bê tông-xi măng-gạch đá. Loại sơn này thích hợp cho phòng làm việc, thí nghiệm, trường học, sân thể thao , chổng thầm bể nước vv…

TÍNH NĂNG KỸ THUẬT:

  • Màng sơn epoxy có tính năng cơ lý cao, độ bám dính cao, đanh cứng, chịu mài mòn . chịu nước chịu hóa chất, bền màu. bền nhiệt          
  • Sơn Epoxy gồm 2 hợp phần:
    • Sơn gốc S. EP-F1 (gốc)
    • Chất đông rắn: CĐR-EP-F1. Chỉ trộn sơn gốc và chất đông rắn trước khi sử dụng.

 HƯỚNG DẪN  SỬ DỤNG

I.     Bề mặt bê tông: Vệ sinh

  • Đối với nền mới:Phải tẩy sạch bụi bẩn dầu mỡ và làm bằng phẳng bề mặt.
  • Dầu mỡ: Rửa sạch bằng dung môi hữu cơ.
  • Bụi bẩn: Phải làm sạch bằng máy thổi khí, hoạc lau quét.
  • Bề mặt trước khi sơn phải khô ráo hoàn toàn, độ ẩm < 6%
  • II   Phương pháp thi công:

A. Sau khi thực hiện  phần I xong thì thực hiện các bước sau:

  1. Pha keo lót và chất đông rắn tỷ lệ đã tính sẵn  Phủ đều trên bề mặt bê-tông.

Trường hợp thấy xuất hiện các vết lồi lõm thì ta tiếp tục sử lý bề mặt bằng bột ma-tíc pha chung với  keo lót sử lý phần nền bị lồi lõm cho thật bằng phẳng.

Chờ đến khi thật khô rắn.  từ 12h  đến 24h

  1. Pha sơn phủ và chất đông rắn tỷ lệ đã tính sẵn , phủ đều lên bề mặt (bước 1).

Chờ đến khi thật khô rắn.

Sơn tiếp 1-2 lớp sơn phủ hoàn thiện, sao cho lớp sơn thật đều và bóng mịn, chờ cho tới khi thật khô răn

  1. Pha keo phủ  bóng và chất đông rắn tỷ lệ 25% phủ đều lên bề mặt đã sơn.

Chờ cho đến khi thật khô rắn thì bàn giao công trình.  

Bề mặt bê tông cũ:

  1. Đối với bề mặt sơn lại:Tẩy sạch lớp sơn củ, nếu lớp củ còn bám dính tốt cần đánh nhám bề mặt bằng giấy nhám và làm sạch bụi bẩn dầu mỡ trước khi sơn. Phải trét lại các vêt nứt, lồi lõm băng một lớp keo epoxy. Sau đó sơn  một lớp keo lót nền , kế tiếp sơn 1 lớp sơn lót và 1 lớp sơn phủ bóng , cuối cùng hoàn thiện bằng một lớp keo phủ bóng bề mặt

  PHA CHẾ:

  1. Trộn 1 thùng chất đông rắn với 1 thùng sơn gốc(tỷ lệ đã tính đủ), khuấy thật kỹ trước khi sơn.
  2. Sơn đặc pha bằng dung môi AD-F1  của Cty Sơn Anh Đức , tỷ lệ pha: 5-10%.

Phải dùng hết trong 3 giờ kể từ khi trộn 2 thành phần với nhau.

  PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG

  1. Dùng chổi quét - ru lô hoặc súng phun.
  2.  Yêu cầu sơn từ 2 - 4 lớp trở lên mỗi lớp cách nhau từ  4 - 22 giờ , sau 10-12 giờ thì khô cứng, khô hoàn toàn sau 1 tuần mới đưa vào sửa dụng.

                                         TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT ( TCCS 01/EPOXY/2013/AD)

 

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mức chỉ tiêu

 

1 Màu sắc

2. Độ mịn

3. Thời gian chảy đo bằng phểu chảy FC4ở nhiệt độ 30(+)(-) 1oC

4. Thời gian khô với độ dày màng sơn 25-30   m

 * Khô se mặt

 * Khô cấp 1

5. Độ bám dính của màng sơn

 

Mẫu

m

Giây

 

Giờ

Giờ

Điểm

 

Như mẫu

<  23

49(+). (-) 5

 

2-5

15-22

< 1

 

6. Độ cứng của màng sơn

7. Độ bền uốn của màng sơn

8. Độ bền va đập của màng sơn.

9. Độ bóng của màng sơn, đo bằng phương pháp quang điện

10. Độ bền nước mặn, ngâm màng trong dung dịch NaCL 5%, màng không đổi.

11. . Độ bền axit, ngâm màng trong dung dịch HCL 5% màng không đổi.

 

Bút chì

Mm

Kg. cm

%

 

Giờ

Giờ

 

>F

<1

> 45

>85

 

> 48

> 48

 

12 . Độ bền kiềm, ngâm màng trong dung dịch KOH 5% màng không đổi.

13 . Độ bền dầu, ngâm màng trong dầu nhờn, màng không đổi.

14. Hàm lượng chất không bay hơi.

15 . Tỷ trọng

 

<  48

 

> 48

 

>  60

                                1, 0 – 1, 10

 

*   Đậy nắp kín thùng sơn, để nơi khô mát, sơn đã pha trộn với chất đông rắn phải sử dụng trong thời gian quy định.

 *   Nên thi công ở nơi thoáng khí, tránh xa nguồn lửa .

 *    Chú ý: Tránh  tiếp xúc trực tiếp với da, mắt, sử dụng trang bị bảo hộ lao động, găng tay, khẩu trang kính.

Viết bình luận